[KHUYẾT TẬT hay KHUYẾT THỂ]

hobaothu
[KHUYẾT TẬT hay KHUYẾT THỂ]

Khuyết tật được chỉ định cho một người bị khiếm khuyết chức năng hay hình hài về thể chất so với một người bình thường như mắt không thể nhìn, tai không thể nghe, miệng không lành lặn, chân không thể bước hoặc không tay không chân….và nhiều thứ không lành lặn khác trên cơ thể của họ được lấy chuẩn….từ một người lành lặn để phân biệt. 

Sự khiếm khuyết này không phải do họ tự định nghĩa cho bản thân mình mà nó đến từ việc người tự nghĩ mình lành lặn đặt vị cho họ. Thế là theo thời gian sự khuyết tật được định danh như một lẽ thường tình và đó là lý do ta có cụm từ “bị khuyết tật”, mang hàm ý bị động. 

Do vậy khuyết tật không hẳn là một định vị đáng tin cậy vì chủ thể không được chủ động về vai trò của mình. Ai đặt thì người đó sở hữu định vị này. 

——

Khuyết là thiếu, tật là dị tật. Vậy thiếu dị tật tức là hoàn hảo hay tiến đến sự hoàn hảo(?) Câu từ thật là hài hước làm sao. Tại sao lại gọi là khuyết tật mà không phải là khuyết thể? Trong trường hợp này nên được hiểu là một cơ thể không lành lặn hay là một cơ thể vốn lành lặn?

——

Việc đặt tên để phân biệt đối tượng là một việc làm có tính nhân văn (?). Trong sự thi vị của con người chúng ta có thể chỉ nhìn thấy vẻ đẹp của mỗi người ngay cả khi khiếm khuyết nên phải chăng khi ta nói một điều đôi khi là sự tự nhắc mình, đôi khi là một định nghĩa và đôi khi đó chính là một sự điều hướng mà trong vô thức là cứ làm chứ chẳng biết vì sao. Khi nói về những người khuyết thể, tôi thấy họ thật sự là những trái tim lành lặn nhất bởi họ không đặt tên cho những người hoàn thể.

Nét đẹp của khuyết thể là ở chỗ này, ta có nên tạo ra thêm một từ mới là KHUYẾT THỂ nếu muốn vẫn không muốn nhìn thấy sự thi vị của chính mình hay là mình bỏ hai từ KHUYẾT TẬT(?). Sự phân biệt không chắc ta có thể khác đi hay không nhưng chính lúc ta phân biệt đôi khi ta mới phải tự hỏi: Đâu là sự nhân văn, thấu cảm của khuyết tật mới là sự nặng nề làm sao. 

By. Hồ Bảo Thư 

You may like